Đại biểu Quốc hội yêu cầu bắt buộc học sinh vào Đại học phải biết bơi

Tin tức

Thảo luận tại hội trường sáng 31-5 về dự án luật Thể dục, thể thao, nhiều đại biểu cho rằng tình trạng trẻ em đuối nước và cho rằng, Luật phải cụ thể hóa những quy định bắt buộc để dạy bơi cho học sinh, ví dụ phải biết bơi mới được thi đại học.

Nhiều đại biểu tán thành

Theo Đại biểu Nguyễn Tạo (Lâm Đồng) nêu thực trạng ở Việt Nam đang có tình trạng trẻ em đuối nước năm sau cao hơn năm trước, và đề nghị sửa đổi luật này cần gắn với sửa đổi luật Giáo dục về tính ràng buộc trong việc dạy bơi với tư cách một kỹ năng sống còn, hơn là một môn thể thao.

Nhiều ĐBQH cũng tán thành với ý kiến trên và phải cho vào luật yêu cầu bắt buộc học sinh học ra trường thì phải biết bơi đồng thời, đề nghị tăng tiết học môn giáo dục thể chất.

Nhiều ý kiến tán thành luật phải biết bơi mới được thi đại học

Nhiều ý kiến tán thành luật phải biết bơi mới được thi đại học

Hầu hết các trường học ở Việt Nam chưa có bể bơi

Tuy nhiên, cũng không ít ĐB nghi ngờ về khả thi bởi hầu hết các trường đều chưa có bể bơi, giáo viên dạy bơi, việc đưa học sinh ra trường học đến bể bơi sẽ làm tốn kém về thời gian và phát sinh kinh phí làm gánh nặng cho học sinh, phụ huynh và nhà trường, đặc biệt là đối với vùng sâu vùng xa, vùng miền núi còn khó khăn.

Nhiều ý kiến cho rằng đưa bơi là môn học bắt buộc là "chính sách hay nhưng không khả thi"

Nhiều ý kiến cho rằng đưa bơi là môn học bắt buộc là “chính sách hay nhưng không khả thi”

Xoay quanh vấn đề có hay không nên đưa bơi là môn học bắt buộc trong trường học được tranh luận sôi nổi tại nghị trường Quốc hội trong phiên thảo luận sửa đổi, bổ sung Luật thể dục thể thao, sáng 31-5.

Theo đại biểu Lê Minh Đức ( Sóc Trăng) cho rằng chưa nên áp dụng quy định này trong luật vì sẽ đặt ra nhiều vấn đề như ngân sách giải quyết lớn, quỹ đất của các trường không bảo đảm, đội ngũ giáo viên dạy bơi không đủ đáp ứng, kinh phí hoàn thiện môn học đối với phụ huynh, học sinh sẽ rất khó khăn để đáp ứng được.

Theo giảng viên Minh Thiện, phụ trách dạy văn bằng 2 cao đẳng Dược cho rằng: “Hiện nay có nhiều học sinh bỏ học vì không có tiền đóng học phí nên việc mời thầy cô để dạy bơi sẽ tạo ra gánh nặng đối với học sinh và gia đình học sinh”. Theo thầy Thiện, hãy để môn bơi được hình thành và phát triển theo nhu cầu của người có sở trường, sở thích và theo hướng khuyến khích, xã hội hóa để được đầu tư đa dạng cho hoạt động thể thao phục vụ nhu cầu của người dân.

Đại biểu Dương Trung Quốc (Đồng Nai) lại cho rằng, không nên hiểu bắt buộc học môn bơi thì nhà trường phải có bể bơi, mà chỉ cần đưa ra tiêu chí học sinh THCS phải biết bơi để nhà trường, gia đình cùng thực hiện. Vì với điều kiện hiện tại địa hình của chúng ta, để phòng tránh đuối nước, việc phổ cập bơi là rất cần thiết. Theo tin tức báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên ở phần lớn các cơ sở giáo dục chưa đáp ứng được việc dạy bơi. Hầu hết các trường chưa có bể bơi (chỉ có 0,4-0,6% số trường phổ thông và 13% số trường đại học có bể bơi).

Vì vậy để bảo đảm tính khả thi của điều luật, phù hợp với điều kiện thực tiễn, cần tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh, sinh viên trong việc sử dụng cơ sở vật chất của các công trình thể dục, thể thao trong các cơ sở thể thao công lập phục vụ việc học bơi nói riêng và giáo dục thể chất, thể thao trong nhà trường nói chung, cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng các công trình thể dục, thể thao.

Rate this post