Đặc sản Sapa rất độc đáo và đa dạng nên du khách tha hồ lựa chọn. Đi du lịch Sapa đừng quên tham khảo những đặc sản Sapa vừa ngon vừa rẻ để mua về biếu gia đình và bạn bè nhé.
Mục Lục
Top đặc sản Sapa ngon nức tiếng thích hợp làm quà biếu
Thắng cố Sapa
Vi vu chợ tình hay chợ phiên, du khách dễ dàng tìm thấy một món đặc sản Sapa có cái tên khá lạ – thắng cố. Giải thích một cách đơn giản, thắng cố là món canh được làm từ thịt bò, thịt trâu, nội tạng ngựa, xương hầm, rau cải sống cùng nhiều gia vị đặc biệt – tương tự như các loại lẩu lòng bò, lẩu lòng lợn ở miền Nam Việt Nam.
Đây thực chất là món ngon truyền thống của người H’Mông, du nhập từ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc và có tuổi đời gần 200 năm. Thắng cố thường được nấu trong chảo lớn, màu sậm, béo ngậy và có vị đắng thanh của nguyên liệu dịch lòng non ngựa – cực kỳ “hợp cạ” với thời tiết lạnh giá ở Sapa. Người dân địa phương thường nói vui rằng đã đi Sapa mà chưa thưởng thức thắng cố thì chưa được về.
Thịt trâu gác bếp Sapa
Thịt trâu gác bếp không chỉ là đặc sản Sapa nổi tiếng mà còn được nhiều du khách mua về làm quà tặng bạn bè, người thân. Thịt trâu tươi sau khi tẩm ướp gia vị sẽ được xông bằng khói từ bếp củi cho đến khi lớp thịt bên ngoài khô hẳn và chuyển sang màu nâu đỏ sậm. Đây là đặc sản của đồng bào dân tộc Thái Đen, sở hữu vị mặn mà và hương hăng hắc đặc trưng đến từ nhiều loại gia vị.
Xem thêm: Du lịch Tả phìn Sapa có gì?
Người ta thường hấp hoặc luộc chín thịt rồi ăn kèm nước chẳm chéo. Bạn cũng có thể nhúng thịt trâu gác bếp qua nước rồi đem nướng lại, xé nhỏ và vắt thêm một ít nước chanh tắc chua chua. Hương vị phải nói là đậm đà khó quên.
Cơm lam Sapa
Nhắc đến đặc sản Sapa không thể thiếu đi món cơm lam dân dã này. Cơm lam Sapa có hương vị hấp dẫn thực khách bởi những hạt gạo trắng ngần là công sức thu hoạch của bà con trên các thửa ruộng bậc thang. Từ những hạt gạo thơm ngon nhất sau khi cho vào ống tre sẽ tạo nên một món ăn khiến người khác khó lòng quên được.
Rượu táo mèo
Người ta nói rằng đến Sapa mà không thưởng thức rượu táo mèo thì thật lãng phí. Khi uống bạn sẽ cảm nhận được vị chát đến từ quả táo mèo nhưng rất cuốn hút và thơm ngon. Đây là đồ uống mà mọi nam giới tại Sapa đều ưa thích. Bạn cũng có thể dùng rượu táo mèo làm quà tặng cho ông hoặc bố. Đây chắc chắn sẽ là món đặc sản Sapa làm quà khiến ai cũng hài lòng.
Cá hồi Sapa
Cá hồi Sapa sống trong môi trường nước đọng, nhiệt độ thấp, thường tự chết sau khi ngược dòng để đẻ trứng, nên sự có mặt của loài cá này ở Sapa khiến du khách gần xa không khỏi ngạc nhiên.
Loại cá được nuôi tại Sapa chủ yếu là cá hồi vân, hay còn gọi là cá hồi ráng. Dù được nuôi ở nhiều nơi nhưng để nhìn cảnh nuôi cá hồi, khách du lịch thường chọn khu Thác Bạc bởi nơi đây gần các cảnh đẹp Sapa và nằm ngay dưới chân Fansipan, quá thuận lợi để kết hợp khám phác các địa điểm du lịch khác ở vùng đất xinh đẹp này.
Cá có thịt chắc, thớ săn, không có mỡ, màu hồng tươi, mềm và béo ngọt rất thích hợp để chế biến thành nhiều món khác nhau như sasimi, chiên xù, hấp, nấu cà ri…nhưng nổi bật nhất là các món lẩu cá hồi, gỏi cá hồi, cá hồi nướng…
Lợn cắp nách
Xem thêm: Khám phá các chợ phiên Sapa
Lợn cắp nách hay còn gọi là lợn Mường Sapa (một số nơi gọi là lợn lửng, lợn còi, lợn ri) là giống lợn chỉ có ở vùng cao. Chúng thuộc giống lợn nhỏ, chỉ chừng khoảng 10-20 kg, được người dân miền núi nuôi theo kiểu thả rông. Đến Sapa, rất dễ bắt gặp hình ảnh vô cùng đáng yêu đó là những chú lợn nhỏ xinh được người dân tộc vùng cao cắp vào nách đem bán trong các phiên chợ vùng cao. Cái tên lợn cắp nách cũng ra đời từ đó.
Thịt gà đen
Thịt gà đen là một món ăn ngon xuất hiện nhiều trong thực đơn đặc sản Sapa tại các nhà hàng. Thịt gà đen rất thơm và ngon có thể chế biến ra nhiều món như: rán, xào, hấp, luộc, ngon nhất là gà đen nướng mật ong. Loại mật ong do chính bà con dân tộc đi rừng đem về. Mật ong làm tăng thêm vị ngọt thơm cho gà nướng.
Gà đen nướng mật ong ăn kèm với lá cây bạc hà cay nhẹ chấm với muối tiêu chanh thì ngon khó cưỡng. Bên cạnh đó, gà đen còn được làm thành món lẩu gà đen được nhiều thực khách ưa chuộng.
Măng chua Sapa
Măng có vị chua thanh, thêm vị cay của ớt quả, giòn giòn lạ miệng. Măng được đem về rửa sạch, xắt lát mỏng, để ráo nước. Người ta ủ măng vào chum kín trong khoảng từ 20-30 ngày. Măng được nấu với cá, thịt hoặc ăn kèm với nhiều món ăn khác như phở, bún.
Không chỉ là món ăn thường nhật của người dân nơi đây, măng chua Sapa hiện được phục vụ trong hầu hết các nhà hàng ở thị trấn vùng cao này.
Hy vọng với những món đặc sản Sapa ở trên, bạn đã chọn cho mình những món quà ưng ý nhất dành cho người thân và bạn bè. Chúc các bạn có chuyến đi du lịch Sapa sắp tới vui vẻ nhé.