Các dân tộc ở Sapa đều có sự khác biệt về trang phục, lối sống, tập tục, phương thức canh tác,… cùng bản sắc văn hóa riêng biệt, phong phú. Cùng tìm hiểu khám phá bản sắc văn hóa độc đáo dân tộc Sapa qua bài viết dưới đây nhé!
Mục Lục
Cộng đồng các dân tộc Sapa – Bản sắc văn hóa độc đáo
Sapa là nơi sinh sống của 6 dân tộc: Kinh, H’Mông, Dao đỏ, Tày, Giáy, Xá Phó. Mỗi dân tộc đều có những bản sắc văn hóa riêng biệt, phong phú. Cùng tìm hiểu một chút về các dân tộc Sapa để bổ sung kiến thức cho chuyến đi Sapa thêm phần thú vị nha.
Dân tộc H’Mông
Dân tộc H’mong là dân tộc thiểu số ở Sapa nhưng có số lượng người sinh sống lớn nhất tại đây, chiếm 50%. Bạn rất thường xuyên bắt gặp người H’mong khi đi ghé Sapa. Một trong những cách để nhận biết họ là thông qua trang phục truyền thống họ mặc hàng ngày.
Nam giới thường mặc quần màu đèn hoặc xanh đen, áo cánh ngắn tây giống như áo gile, vạt áo dài quá mông, đội mũ có vòng tròn bằng bạc và một chiếc vòng cổ bằng bạc. Người phụ nữ sẽ mặc áo tứ thân, khoét ngực, không cài cúc và gấu áo được giấu trong. Họ mặc quần ngang đầu gối chứ không mặc váy, còn cuốn xà cạp quanh bắp chân rất khéo bằng một bang vải hẹp.
Bản làng người H’mong sinh sống đông nhất là bản Cát Cát, Sa Pả, Lao Chải, Sẻo Mí Tý, và Tả Giàng Phình. Một năm họ tổ chức 1 lễ hội lớn và đặc sắc nhất là lễ hội Gầu Tào, vào ngày 12 tháng Giêng. Đây là lễ hội cầu bình an thinh vượng, với các cuộc thi bắn cung, bắn nỏ, múa khèn, múa võ và đua ngựa.
Người H’mong chủ yếu sản xuất nông nghiệp và thủ công, những món ăn truyền thống của họ là món thắng cổ, tiết canh gà, rượu ngô, nhái nấu măng, món đậu xí,…
Đọc thêm: Giới thiệu núi Hàm Rồng Sapa
Dân tộc Dao Đỏ
Người dân tộc Dao đỏ có số dân cũng khá đông, họ tập trung sống ở các xã Tả Phìn, Nậm Cang, Thanh Kim, Suối Thầu, Trung Chải. Bạn sẽ dễ dàng nhận biết ra người Dao Đỏ qua trang phục của họ. Người Dao Đỏ thường mặc những trang phục màu sắc sặc sỡ và chú trọng những họa tiết trên trang phục hơn người H’mong. Phụ nữ Dao Đỏ thường quấn khăn hay đội mũ đỏ, mặc áo xanh đen có nhiều hoa văn đỏ và trắng ở cổ, vạt và tà áo. Họ cũng rất chăm chút vẻ ngoài như tục cạo chân mày và một phần tóc phía trên trán cho đẹp. Đàn ông thường để tóc búi sau gáy, y phục là áo ngắn tay màu chàm hoặc màu đen.
Lễ hội đặc trưng mang ý nghĩa trong đời sống người Dao Đỏ là Lễ cấp sắc, thường được tổ chức vào tháng 11, 12 hàng năm. Lễ cấp sắc được chia thành nhiều bậc, bậc 3 đèn, bậc 7 đèn và bậc 12 đèn.
Tập tục tín ngưỡng của người Dao Đỏ rất phong phú:
-Họ có quan niệm nam và nữ khi chưa kết hôn không được chụp ảnh cũng nhau, đây là cấm kỵ đối với phụ nữ Dao.
-Kiêng sờ đầu trẻ em, khi cạo đầu họ vẫn để chỏm tóc ở đỉnh để giúp trẻ không hay ốm, bệnh tật.
– Gia đình nào đang nấu rượu thì cắm lá trước cửa nhà, không cho người lạ vào vì họ quan niệm khi người lạ vào nhà rượu sẽ bị chua.
Dân tộc Tày
Dân tộc Tày là một trong số dân tộc Sapa đông, họ sống tập trung ở một số xã phía Nam như Bản Hồ, Nậm Sài, Thanh Phú. Những nơi này đều là vùng thung lũng bằng phẳng, màu mỡ nhiều sông suối, nơi thuận tiện đánh bắt cá và làm ruộng.
Trang phục người dân tộc Tày khá đơn giản với một màu xanh đen. Đàn ông và phụ nữ cùng mặc áo cánh bốn thôn xẻ ngực, cổ tròn có hai túi ở vạt trước và một chiếc ở thắt lưng bằng vải bản rộng quấn quanh eo. Những dịp lễ hội, tết họ sẽ mặc thêm áo dài năm thân xẻ nách phải, đơm cúc vải hoặc cúc đồng, phụ nữ đội khăn vuông gấp chéo giống khăn mỏ quạ.
Lễ hội truyền thống của đồng bào Tày là lễ Lồng Tồng (hội xuống đồng), hội Xòe, hội hát then thường được tổ chức vào tháng giêng hàng năm.
Dân tộc Giáy
Dân tộc Giáy là một nhánh của dân tộc Tày – Thái, chiếm 2% dân số Sapa, họ sống chủ yếu ở vùng núi cực Bắc, tập trung ở các bản quanh thung lũng Tả Van, Lao Chả.
Trang phục người Giáy đơn giản, ít thêu thùa và chỉ có các băng vải màu viền quanh cổ và vạt áo. Nam giới là những chiếc áo xẻ ngực, cổ tròn và cài cúc, áo thường có ba túi, hai túi ở dưới, một túi bên phải. Thân áo khá ngắn và có màu chàm, quần nam là quần ống đứng, cạp to bản, thường quấn khăn trên đầu. Nữ giới mặc áo ngắn xẻ nách, trùm qua mông, họ đội khăn quán theo nhiều kiểu cách và đeo vòng cổ bạc.
Sau tết, họ tổ chức lễ hội Gióng Pooc vào thàng thin tháng giêng để mong một năm trông cây tốt lành. Các dân tộc Sapa đều sử dụng dân ca người Giáy trong tất cả các hoạt động ma chay, cưới hỏi, chúc tụng.
Dân tộc Xá Phó
Là nhóm dân tộc Phù Lá rất ít người, dân tộc Xá Phó thường cư ngụ tại các bản ở Xã Nậm Sài phía nam huyện Sapa. Họ sinh sống chủ yếu bằng nghề nông, bên cạnh đó còn nuôi gia súc, gia cầm, trồng bông dệt vải, đan lát mây tre.
Người Xá Phó vô cùng hiếu khách, nếu đến Sapa hãy đến bản làng của họ để nghe những điệu hát, điệu múa truyền thống của họ.
Xem thêm: Ruộng bậc thang Sapa
Trên đây chúng tôi giới thiệu đến các dân tộc Sapa hiện nay, việc tìm hiểu về nét đẹp văn hóa Sapa thông qua các dân tộc là trải nghiệm đang nhớ với du khách. Bởi mỗi dân tộc Sapa mang một màu sắc văn hóa khác nhau nhưng những con người nơi đây đều có sự chân chất và lòng hiếu khách. Chúc bạn có những trải nghiệm thú vị tại Sapa.