Ngoài việc học những môn chuyên ngành, môn học đại cương thì môn học về giáo dục thể chất là môn học bắt buộc dành cho sinh viên các trường Đại học và Cao đẳng. Đào tạo một thế hệ tương lai không những giỏi về chuyên môn và kỹ năng mà tố chất sức khỏe cũng chiếm một vai trò vô cùng quan trọng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có câu “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công. Mỗi một người dân yếu ớt, tức là làm cho cả nước yếu ớt một phần; mỗi một người dân khỏe mạnh, tức là góp phần cho cả nước mạnh khỏe. Vậy nên luyện tập thể dục, bồi bổ sức khỏe, tức là góp phần cho cả nước mạnh khỏe” .
Thực trạng công tác giáo dục thể chất ở các trường Đại học, Cao đẳng ở Việt Nam
Việc đầu tư chú trọng nâng cao thê chất cho sinh viên các trường Đại học,Cao đẳng luôn được ban giám hiệu các trường đặc biệt quan tâm. Ban giám hiệu các trường thường xuyên đổi mới, nâng cao trang thiết bị cơ sở vật chất, sân bãi dụng cụ và đội ngũ giáo viên, một số trường đầu tư cải tạo nhiều công trình thê dục thể thao để phục vụ cho công tác giáo dục thể chất nhằm phục vụ cho các hoạt động thể thao quần chúng, giải thi đấu thể thao sinh viên. Nhưng nhìn đi nhìn lại thực tế thì công tác giáo dục thê dục thể thao tại các trường Đại học Cao đẳng còn nhiều bất cập và hạn chế chưa đáp ứng được mục tiêu đặt ra của công tác giáo dục và đào tạo.
Tổ chức những câu lạc bộ thể dục thể thao trong sinh viên
Soi đi nhìn lại thì nguyên nhân không phải do cơ sở vật chất tại hệ thống các trường chưa đáp ứng mà là do chủ yếu ở thái độ của sinh viên với những môn học, tín chỉ này. Biểu hiện uể oải trong các giờ giáo dục thể chất nhiều hơn sự hứng thú, say mê trong giờ học.
Nguyên nhân chủ yếu do việc không coi trọng giá trị của những môn học này so với những bộ môn chuyên ngành hay những bộ môn mang tính chất ứng dụng.Chính trong suy nghĩ của sinh viên thường so sánh tính thiệt hơn với những môn học này. Coi đây là những môn phụ và không cần đầu tư nhiều thời gian, sức lực cho nó. Biểu hiện thông qua thái độ thờ ơ, uể oải trong mỗi giờ lên lớp.
Tổ chất thê lực yếu, tập sợ sai, sợ bị người khác chê cười, sợ luyện tập vất vả, ngại điều kiện thời thiết xấu, ngại rèn luyện thể thao, thiếu ý thức rèn luyện, chê trách thiếu thốn cơ sở vật chất hay nội dung môn học nhàm chán là những lý do mà sinh viên không cảm thấy hào hứng với việc rèn luyện thể dục thể thao.
Giải pháp nâng cao và rèn luyện tố chất thể dục thể thao cho sinh viên.
Từ những tình trạng trên, ban giám hiệu các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp cần đưa ra những giải pháp nâng cao nhằm tăng hứng thú cho sinh viên, tăng cường giáo dục ý nghĩa mục đích của những môn học này thông qua các giờ học nội khóa, sinh hoạt cuối tuần, ban tin thể thao, tổ chức các cuộc thi,sinh hoạt câu lạc bộ, đối thoại và hội thảo dành cho sinh viên . Đặc biệt giáo trình môn học cần phải thay đổi. Điều này có thể được thực hiện thông qua việc tích hợp các phương pháp giảng dạy hiện đại, sử dụng công nghệ thông tin, và kết hợp với các hoạt động thực tế. Các biện pháp này có thể giúp tạo điều kiện thuận lợi để sinh viên học tập và phát triển một cách tích cực. Đồng thời, các nhà trường cũng có thể tìm kiếm sự hỗ trợ từ các đối tác đáng tin cậy như m88 để tạo ra những chương trình học bổng và hoạt động ngoại khóa hấp dẫn, tạo động lực cho sinh viên rèn luyện và phát triển bản thân.
Tăng cường những giải đấu phạm vi các trường đại học, cao đẳng
Một số trường có những giờ học giáo dục thể chất đặc biệt dành cho sinh viên như Đại học Thủy Lợi sinh viên phải học bơi từ năm nhất . Bơi là một kỹ năng dành cho học sinh sinh viên để tránh những trường hợp khẩn cấp hoặc đuối nước khi nước ta là một trong những quốc gia có tỷ lệ sông ngòi kênh rạch chằng chịt.
Đá bóng, khiêu vũ là những môn học thê chất mà trường Đại học Ngoại Ngữ ( ĐHQGHN) đang yêu cầu sinh viên. Đại học Luật Hà Nội thì cho sinh viên rèn luyện trí lực thể chất thông qua môn học là cờ vua và yoga…
Tóm lại ngoài việc thay đổi môn học thì nhà trường cũng cần phải chú trọng trong công tác đầu tư cơ sở vật chất trong môn học cho sinh viên và giảng viên cũng cần truyền cảm hứng về môn học để sinh viên kích thích niềm đam mê trong học tập.