quầy thuốc

Những điều kiện và thủ tục mở quầy thuốc cần nắm rõ

Pháp Luật

Các điều kiện và thủ tục mở quầy thuốc hay nhà thuốc là một vấn đề được nhiều bạn sinh viên ngành Dược quan tâm sau khi tốt nghiệp. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin liên quan đến việc mở quầy thuốc và nhà thuốc.

Dược sĩ là gì?

Dược sĩ là một ngành nghề trong hệ thống y tế thực hiện công tác chuyên môn về Dược. Họ không chỉ bán thuốc, mà còn có thể tham gia vào quá trình quản lý bệnh tật cùng với các bác sĩ và nhân viên y tế, cũng như theo dõi việc điều trị bằng thuốc của bệnh nhân. Bên cạnh đó, các Dược sĩ có nhiệm vụ giải thích đơn thuốc của bác sĩ, hướng dẫn sử dụng thuốc đúng liều lượng và cảnh báo người bệnh tác dụng phụ của thuốc với từng trường hợp.

Dược sĩ là những người được đào tạo những kiến thức cơ bản và chuyên sâu về Dược học tại các trường đại học, cao đẳng. Sau quá trình học tập, họ hiểu được quá trình chuyển hóa thuốc trong cơ thể, các phản ứng bất lợi của thuốc, sự tương tác giữa các loại thuốc hay công thức phối hợp thuốc để mang lại hiệu quả chữa bệnh tối ưu… Họ còn được trang bị những kiến thức liên quan đến Dược phẩm như bào chế thuốc, sản xuất thuốc,  quản lý thuốc, kinh doanh thuốc, hướng dẫn người bệnh sử dụng thuốc…

Chứng chỉ hành nghề Dược là gì?

Chứng chỉ hành nghề Dược là một văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thuộc Bộ Y tế cấp cho các cá nhân có trình độ chuyên môn theo quy định để kinh doanh và hoạt động dược lâm sàng. Do đó, có thể coi đây là giấy thông hành của những sinh viên tốt nghiệp ngành Dược và bắt đầu hành nghề.

Hiểu một cách đơn giản, chứng chỉ này được xem như là một loại giấy tờ chứng minh cá nhân được phép sử dụng trình độ chuyên môn trong lĩnh vực dược để kinh doanh thuốc. Bạn cần phải có chứng chỉ hành nghề Dược thì mới được hành nghề theo quy định của Pháp luật. Chính vì vậy, nó như là tấm bằng thứ 2 của mỗi người Dược sĩ – bằng làm nghề.

Tuy nhiên, các bạn cần lưu ý rằng, không phải chỉ cần tốt nghiệp ngành Dược là sẽ được cấp chứng chỉ hành nghề. Mà bạn cần phải đáp ứng các điều kiện theo cơ sở Luật định đã được Nhà nước đưa ra để được cấp chứng chỉ hành nghề Dược.

quầy thuốcNhững điều kiện và thủ tục mở quầy thuốc cần nắm rõ

Điều kiện để mở quầy thuốc, nhà thuốc

Đầu tiên, bạn cần phân biệt rõ hai khái niệm “quầy thuốc” và “nhà thuốc”. Đối với nhà thuốc, bạn có thể được mở tại bất kỳ địa bàn nào trên cả nước, bên cạnh đó được phép bán lẻ thuốc thành phẩm và pha chế thuốc theo đơn, được quyền thay thế thuốc cùng loại trong đơn. Tuy nhiên, với quầy thuốc, bạn chỉ được mở tại các khu vực ngoại thành và được phép bán lẻ thuốc thành phẩm nhưng không được thay thế thuốc trong đơn.

Điều kiện để mở nhà thuốc và quầy thuốc như sau:

  • Đối với nhà thuốc: Bắt buộc phải tốt nghiệp ngành Dược sĩ hệ đại học trở lên và có kinh nghiệm thực hành tại các cơ sở chuyên môn về thuốc trong thời gian ít nhất 2 năm.
  • Đối với quầy thuốc: Cần tốt nghiệp đại học, cao đẳng ngành Dược và có kinh nghiệm thực hành tại các cơ sở kinh doanh về thuốc trong thời gian ít nhất là 1,5 năm.

Với các điều kiện trên, những sinh viên sau khi tốt nghiệp hệ cao đẳng ngành Dược và thực hành tại các cơ sở kinh doanh thuốc khoảng 18 tháng chỉ đủ điều kiện để mở quầy thuốc. Còn nếu muốn mở nhà thuốc thì cần phải học liên thông lên đại học và có thời gian thực hành nghề lâu hơn.

Các thủ tục mở quầy thuốc, nhà thuốc

Mỗi một ngành nghề khi kinh doanh đều có những yêu cầu về thủ tục pháp lý riêng, trong đó kinh doanh thuốc Tây có những yêu cầu khắt khe hơn bởi lĩnh vực này liên quan đến sức khỏe của con người. Một số yêu cầu pháp lý mà bạn cần chuẩn bị trước khi mở hiệu kinh doanh thuốc gồm:

– Trình độ người bán: Người mở nhà thuốc Tây phải là Dược sĩ có trình độ đại học trở lên hoặc nếu mở quầy thuốc thì cần có trình độ cao đẳng trở lên và phải có chứng chỉ hành nghề Dược được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền.

– Giấy phép kinh doanh: Người mở cần phải đến UBND nơi kinh doanh hiệu thuốc để làm thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh.

– Đáp ứng tiêu chuẩn nhà thuốc: Theo quy trình thẩm định của Bộ Y tế, hiệu thuốc phải đạt được các yêu cầu quy định đối với một hiệu thuốc đạt chuẩn GPP (Good Practice Pharmacy: Thực hành nhà thuốc tốt).

Theo đó, các loại giấy tờ cần có trước khi mở quầy thuốc, nhà thuốc gồm:

  • Chứng chỉ hành nghề Dược do Sở Y tế cấp.
  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề Dược do Sở Y tế địa phương ban hành.
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc UBND quận/huyện cấp.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý đến các điều kiện đối với địa điểm và trang thiết bị của quầy thuốc, nhà thuốc như sau:

  • Quầy thuốc phải có diện tích tối thiểu là 10m2, không gian cao ráo, sạch sẽ và nhiệt độ trong quầy luôn đảm bảo ở mức dưới 30 độ C và độ ẩm dưới 75%. Bên cạnh đó, trần nhà phải chắc chắn và tránh mưa, nắng, bụi để đảm bảo tốt nhất trong quá trình bảo quản và mua bán thuốc.
  • Có đầy đủ trang thiết bị như tủ, khay đếm, túi đựng thuốc và trang bị thiết bị, dụng cụ phòng chống cháy nổ. Phân loại các loại thuốc một cách khoa học để tránh nhầm lẫn và dễ quản lý.

Ngoài ra, tại các quầy thuốc, nhà thuốc cần chuẩn bị các tài liệu chuyên môn cần thiết để phục vụ quá trình bán hàng như danh mục các thuốc cấm sử dụng, quy định quy chế của nghề, nội quy và quy trình bán thuốc, tài liệu tra cứu sử dụng thuốc…

quầy thuốcNhững điều kiện và thủ tục mở quầy thuốc cần nắm rõ

Một số điều cần lưu ý khi kinh doanh thuốc 

Dù bạn kinh doanh lớn như Nhà thuốc đạt chuẩn GPP hay là chỉ là mở quầy bán lẻ thuốc cũng cần phải có sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt. Bạn cần lưu ý một số điều sau:

– Chuẩn bị chi phí đầu tư ban đầu cho cơ sở vật chất và trang thiết bị, để riêng một khoản tiền để nhập các sản phẩm thuốc… Tính toán các chi phí thuê địa điểm, thuê Dược sĩ bán hàng, tiền điện, nước, internet…

– Tham khảo doanh số bán hàng của các nhà thuốc trong khu vực dự định mở để có thể ước tính lượng khách hàng tiềm năng. Cần vạch ra chiến lược kinh doanh nhà thuốc sao cho hợp lý, hiệu quả tối ưu. Bạn phải tìm hiểu kỹ đối thủ của mình, khả năng tài chính, kỹ năng quản trị nhà thuốc…

– Nên lựa chọn địa điểm đắc địa, đông dân cư như tại các đường phố chính hoặc cổng các bệnh viện, cơ sở y tế lớn. Bên cạnh đó, cũng nên lưu ý đến những vấn đề khác như chỗ đỗ xe cho khách….

– Tuyển chọn nhân viên bán thuốc có trình độ và tốt nghiệp Cao đẳng Dược trở lên…

– Tìm hiểu đối tượng khách hàng định hướng tới, từ đó đầu tư cơ sở vật chất và xây dựng phong cách phục vụ thỏa mãn đúng với nhu cầu trong phân khúc thị trường.

– Tìm nguồn hàng chất lượng và giá cả phải chăng sẽ là một lợi thế để cửa hàng mang lại lợi nhuận cao. Hãy tìm hiểu nhiều nguồn hàng khác nhau và quyết định đâu mới là loại thuốc tốt cho cửa hàng của mình.

Tổng hợp