Tìm hiểu phương thức xét tuyển ngành Sư phạm? Ngành Sư phạm thi khối nào?

Giáo Dục

Cùng với sự thay đổi phương án tuyển sinh của Bộ Giáo dục, phương thức tuyển sinh ngành Sư phạm có nhiều thay đổi. Vậy ngành Sư phạm thi khối nào? Phương thức xét tuyển ngành Sư phạm như thế nào?

Mục Lục

1. Phương thức xét tuyển ngành Sư phạm như thế nào?

Tuy không còn quá “hot” như  những năm tuyển sinh trước đây xong ngành Sư phạm vẫn được khá nhiều thí sinh quan tâm và chọn lựa. Khối học này cũng được tuyển sinh và đào tạo tại nhiều đơn vị đào tạo trong nước với hình thức tuyển sinh đầu vào đa dạng.

Theo phương án tuyển sinh mới của Bộ Giáo dục và đào tạo, các trường được tự chủ phương án tuyển sinh phù hợp với  năng lực đào tạo và đề án chung của Bộ Giáo dục. Chính vì thế, phương thức xét tuyển ngành Sư phạm những năm tuyển sinh gần đây có nhiều thay đổi.

Bên cạnh phương thức xét kết quả thi THPT, nhiều đơn vị đào tạo còn thực hiện xét tuyển thẳng và xét tuyển bằng kết quả học bạ THPT.

Phương thức xét tuyển thẳng được áp dụng theo quy chế xét tuyển thẳng của Bộ Giáo dục và đào tạo. Với phương thức xét học bạ, có nhiều cách thức xét tuyển khác nhau. Có trường áp dụng xét điểm cả 3 năm học THPT, có trường xét điểm năm lớp 12 hay xét tại một số môn học và kỳ học nhất định. Đây chính là yếu tố thuận lợi cho các bạn thí sinh. Bạn có thể chủ động chọn lựa phương thức xét tuyển có lợi thế nhất để tăng cơ hội trúng tuyển cao.

>>> Xem ngay Trung cấp Trường Sơn để tìm hiểu phương thức xét tuyển ngành Sư phạm hệ Trung cấp.

2. Ngành Sư phạm thi khối nào? Môn thi ngành Sư phạm

Đây cũng là vấn đề thí sinh xét tuyển đặc biệt quan tâm. Thực tế, môn thi ngành Sư phạm phụ thuộc vào chuyên ngành thí sinh chọn lựa. Cụ thể như sau:

Ngành Sư phạm tiểu học thi khối nào?

Tại những cơ sở đào tạo Sư phạm hệ Đại học, ngành Giáo dục tiểu học được xét tuyển đầu vào bằng những khối thi sau:

  • A00: Toán- Vật lý- Hóa học
  • A01: Toán- Vật lý- Tiếng Anh
  • D01: Ngữ văn- Toán- Tiếng Anh
  • C01: Ngữ văn- Toán- Vật lý
  • C02: Ngữ văn- Toán- Hóa học
  • D03: Ngữ văn- Toán- Tiếng Pháp
  • C20: Ngữ văn- Địa lý- Giáo dục công dân

Ngành Sư phạm mầm non thi khối nào?

Ngành Giáo dục Mầm non hệ Sư phạm xét tuyển các khối thi sau:

  •  M00: Ngữ văn- Toán- Đọc diễn cảm- Hát
  • M01: Ngữ văn- Lịch sử- Năng khiếu
  • M02: Toán- Năng khiếu 1- Năng khiếu 2
  • M05: Ngữ văn- Khoa học xã hội – Vẽ năng khiếu
  • M11: Ngữ văn- Năng khiếu báo chí- Tiếng Anh

Ngành Sư phạm tiếng Anh thi khối nào?

  • D01: Toán- Ngữ văn- Tiếng Anh
  • A01: Toán- Vật lý- Tiếng Anh
  • D14: Ngữ văn- Lịch sử- Tiếng Anh
  • D15: Ngữ văn- Địa lý- Tiếng Anh
  • D09: Toán- Lịch sử- Tiếng Anh
  • D66: Ngữ văn- Giáo dục công dân- Tiếng Anh

Ngành Sư phạm hóa học thi khối nào?

  • A00: Toán- Vật lý- Hóa học
  • B00: Toán- Hóa học- Sinh học
  • D07: Toán- Hóa học- Tiếng Anh
  • C02: Ngữ văn- Toán- Hóa học
  • D01: Toán- Ngữ văn- Tiếng Anh
  • D24: Toán- Hóa học- Tiếng Pháp

Ngành Sư phạm Toán thi khối nào?

  • A00: Toán- Vật lý- Hóa học
  • A01: Toán- Vật lý- Tiếng Anh
  • D01: Ngữ văn- Toán- Tiếng Anh
  • D07: Toán- Hóa học- Tiếng Anh
  • C01: Văn- Lịch sử- Địa lý
  • B00: Toán- Hóa học- Sinh học
  • D08: Toán- Sinh học- Tiếng Anh

Lưu ý: Để tìm hiểu chính xác khối xét tuyển ngành Sư phạm, thí sinh cần tìm hiểu qua thông tin tuyển sinh của trường.

3. Tìm hiểu mục tiêu đào tạo và tố chất phù hợp với ngành nghề

Mục tiêu chung của khối ngành Sư phạm là đào tạo kiến thức vững vàng về khoa học cơ bản và khoa học giáo dục; kỹ năng sư phạm, vận dụng tốt phương pháp dạy học chung và phương pháp dạy học chuyên ngành; thực hiện yêu cầu đổi mới nội dung, hình thức tổ chức dạy – học, kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục dạy học ở trường trung học phổ thông để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay.

Sinh viên được trang bị kỹ năng tự nghiên cứu để nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu về chất lượng của sự nghiệp giáo dục cũng như đòi hỏi ngày càng cao của xã hội.

Các môn học chuyên ngành tiêu biểu: Ngoài khối lượng kiến thức liên quan đến chuyên ngành cụ thể tùy theo ngành học (Sư phạm Toán, Sư phạm Lý, Sư phạm Hóa, Sư phạm Ngữ văn, Sư phạm tiếng Anh,…), chương trình cung cấp cho sinh viên những kiến thức thuộc lĩnh vực khoa học giáo dục như: Phương pháp dạy học, Tâm lý giáo dục, Thực tập sư phạm,…

Để có thể theo học ngành Sư phạm, người học cần có một số tố chất dưới đây:

  •  Có khả năng truyền đạt tốt, kể cả nói và viết
  •  Nhạy cảm, có khả năng nắm bắt tâm lý người khác
  •  Kiên trì, nhẫn nại, giàu lòng yêu thương
  •  Ham học hỏi và luôn mong muốn truyền đạt lại cho người khác

Với những chia sẻ trên, bài viết hi vọng đã đem đến thông tin hữu ích cho những thí sinh muốn tìm hiểu về ngành Sư phạm.

Rate this post